SỞ HỮU ẢO TRONG CUỘC SỐNG NÓI CHUNG VÀ THỂ THAO NÓI RIÊNG!
Sở hữu cũng có các đặc tính: Bạn bỏ càng nhiều công sức cho một việc gì đó, bạn càng cảm thấy sự sở hữu dành cho nó tăng lên. Chúng ta có thể cảm thấy quyền sở hữu ngay cả trước khi chúng ta sở hữu một cái gì đó.
Sự sở hữu nó được đan dệt vào cuộc sống của chúng ta. Khi bạn dọn nhà, chuyển chỗ ở, bạn có chịu bỏ lại những thứ bạn không giờ dùng đến nữa, hay luôn nghĩ “cứ cầm đi, biết đâu có lúc cần”.
Hay cả việc bạn chia tay người yêu cũng vậy. Khi chia tay bạn nghĩ đến các ký niệm, những dịp đi chơi, công sức, thời gian,... một vòng hào quang ấm áp ngập tràn kỷ niệm xuất hiện trong tâm trí bạn, việc mất mát này khiến bạn rất khó chịu và khó thể từ bỏ, chấp nhận việc này. Nhưng rồi mọi việc cũng qua thôi, bạn đã thay đổi môi trường, góc nhìn quan điểm, mọi thứ trong cuộc sống. Một thời gian sau, cái bạn nhớ đến không phải nyc nữa, mà chỉ là những kỷ niệm. Cho bạn quay lại bạn có quay lại không? Liệu người bạn yêu là cái người trong kỷ niệm hay người của bây giờ chỉ hao hao giống ngày xưa? Ai rồi cũng khác, ai rồi cũng phải trưởng thành, khi cơm áo gạo tiền, nhu cầu chứng tỏ bản thân, đam mê, công việc dần dần chiếm lĩnh thời gian và cuộc sống của bạn thì nyc chỉ là một cái gì đấy nhạt nhòa, lờ nhờ được nhớ tới khi chill chill hoặc tĩnh lặng một chút nào đấy thôi.
Sở hữu ảo là động lực chính của ngành công nghiệp quảng cáo: dùng thử sản phẩm, bảo đảm hoàn tiền trong bao nhiêu ngày, trải nghiệm sản phẩm,... sở hữu không chỉ giới hạn với đồ vật. Nó cũng đúng với các quan điểm. Khi chúng ta sở hữu một ý kiến - cho dù là về chính trị hay thể thao, kiến thức chuyên môn hay hiểu biết xã hội- chúng ta thường làm gì? Chúng ta yêu quý nó hơn cả mức chúng ta nên yêu quý. Chúng ta trao cho nó những giá trị nhiều hơn thực tế. Điều tất nhiên, chúng ta gặp rắc rối trong việc từ bỏ nó vì chúng ta không chịu được ý nghĩ phải mất nó. Chúng ta tập trung vào những gì chúng ta có thể bị mất hơn là cái chúng ta có thể có. Cảm xúc mà chúng ta dành cho sự mất mát rất mạnh mẽ, là thứ cảm xúc khiến chúng ta đưa ra những lựa chọn không sáng suốt. Ngay khi bắt đầu nghĩ đến việc từ bỏ các tài sản giá trị của mình, cũng là lúc chúng ta đang thương xót cho sự mất mát.
Một sai lầm khác chúng ta thường mắc phải là chúng ta cho rằng người khác sẽ nhìn nhận góc nhìn, quan điểm, sự giao dịch đó từ góc độ của chúng ta. Dẫn đến một tư tưởng cứng nhắc và không hiệu quả. Điều này rất dễ thấy trong các tranh luận, cãi nhau, chửi nhau trên mạng, trong công ty hay trong gia đình chỉ vì các quan điểm, mỗi người luôn cho rằng cái mình biết, mình hiểu, mình nói là đúng, không chịu tiếp thu, thay đổi. Con người ta chỉ nhìn vào sự mất mát khi thay đổi mà ko nhận ra được cái chúng ta có được khi thay đổi, hoặc cái chúng ta mất mát khi không thay đổi.
Chưa có cách nào để chữa các căn bệnh sở hữu. Tuy nhiên việc hiểu biết về nó là rất có ích. Sở hữu chỉ đơn giản là thay đổi quan điểm. Đột nhiên quay tại trạng thái trước là một mất mát mà chúng ta không thể tuân theo. Chúng ta luôn ảo tưởng rằng mình có thể quay lại chỗ cũ nếu cần, nhưng thực tế chúng ta không thể.